Chuyên đề: Dạy học di sản tại đình chùa Hổ Lao của trường THCS Tân Việt

Đáp ứng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm gắn học tập với thực tiễn, những năm qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai phương thức sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông đang được nhiều trường trung học vận dụng rất hiệu quả. Việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông được thực hiện chủ yếu ở các môn học: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc. Đây cũng là sự phối hợp giữa ngành giáo dục với ngành văn hóa thể thao du lịch và Unessco trong thực hiện sử dụng di sản văn hóa trong dạy học. Sáng ngày 20/12, trường THCS Tân Việt đã tổ chức buổi chuyên đề dạy học di sản tại đình - chùa Hổ Lao với các em học sinh lớp 9.


Có thể nói. việc áp dụng và khai thác các di sản văn hóa là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục nói chung, môn Lịch sử nói riêng rất hiệu quả. Tại trường THCS Tân Việt, việc tổ chức các giờ dạy có sử dụng di sản, trao đổi rút kinh nghiệm...đã thu được kết quả rất khả quan.

 

 

Trong bài phát biểu tại hội nghị tổng kết chuyên đề, cô Nguyễn Thị Hồng Hà - Tổ trưởng tổ KHXH, giáo viên trực tiếp giảng dạy chuyên đề có nhấn mạnh về lợi ích của việc dạy học có sử dụng di sản. Đó là dạy học di sản giúp giáo viên chủ động sưu tầm tư liệu xây dựng bài học, học sinh hào hứng học tập. Tại trường THCS Tân Việt, từ cán bộ quản lý giáo dục đến giáo viên đều đã nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của sử dụng di sản trong dạy học đối với việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần phát triển năng lực của học sinh. Các thầy cô giáo tham gia vào tiết dạy học di sản đều cho biết, công việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh và xử lý thông tin, viết báo cáo và trình bày kết quả đã tác động tích cực, giúp đỡ họ rất nhiều trong việc triển khai áp dụng sử dụng di sản trong dạy học vào các bài học cụ thể trong các bộ môn Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc.

  Từ nhận thức đúng đắn về sử dụng di sản trong dạy học, giáo viên trường THCS Tân Việt đã tích cực sử dụng di sản trong các bài học cụ thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hay tổ chức học sinh học trải nghiệm tại di sản. Thông qua đó, năng lực của nhiều giáo viên đã được nâng cao, thể hiện ở khả năng thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh một cách phong phú và sinh động. Các bài học được xây dựng phù hợp với việc sử dụng di sản trong dạy học, đảm bảo dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục.

  Nhiều giáo viên đã chủ động sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa về các di sản có liên quan đến bài học để phục vụ cho tổ chức các hoạt động của học sinh. Nhiều giáo viên còn xây dựng hệ thống tư liệu về di sản cho chủ đề dạy học nhằm hỗ trợ hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh…

  Đặc biệt, kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, kĩ năng điều khiển thảo luận, kĩ năng đặt câu hỏi định hướng học sinh, tổ chức đưa học sinh đến di sản, tổ chức quản lý và các hoạt động học tập tại di sản, tổ chức các nhóm học sinh tham quan và thảo luận tìm hiểu di sản của nhiều giáo viên đã được nâng cao. Cùng với đó là sự phối hợp giữa các thầy cô giáo với cán bộ di tích, bảo tàng, cán bộ phụ trách công tác văn hóa trong việc khai thác các tư liệu, tranh ảnh… của di sản để phục vụ cho công tác giảng dạy. Đây cũng là cơ hội để phối hợp tổ chức cho học sinh thực hiện học tập tại di sản và các hoạt động ngoại khóa tại di sản.

 

 

Cũng trong bài phát biểu trước hội nghị, thầy Nguyễn Văn Đoàn - Phó Bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của sử dụng di sản trong dạy học ở trường THCS Tân Việt. Đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng một cách sáng tạo việc sử dụng di sản trong dạy học. Tăng cường biên soạn và bổ sung các tài liệu, các băng đĩa, các tiết dạy minh họa để giáo viên, học sinh tham khảo trong giảng dạy học tập. Tiếp tục tổ chức tập huấn chuyên môn về phương pháp, hình thức sử dụng di sản trong dạy học. Và sẽ tiếp tục rà soát, rút kinh nghiệm về việc triển khai việc sử dụng di sản trong dạy học để học sinh và giáo viên hiểu rõ hơn về mô hình dạy học này.

  Trường THCS Tân Việt đã và đang đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: dạy học trên lớp, dạy học tại di sản và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập. Gắn việc sử dụng di sản trong dạy học với kiến thức thực tiễn, kiến thức liên môn nhằm phát huy năng lực học tập của học sinh. Lựa chọn và xây dựng một số chủ đề môn học hay liên môn phù hợp với việc sử dụng di sản trong dạy học. Mỗi chủ đề có thể bao gồm các kiến thức và kỹ năng của nhiều tiết học trong chương trình. Sau đó sẽ lựa chọn giáo viên dạy minh họa, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ học với quan điểm tập trung vào hoạt động học của học sinh. Thông qua hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để tất cả giáo viên cùng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu trong buổi dạy học Di sản - Đình chùa Hổ Lao của thầy và trò trường THCS Tân Việt:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 (CTV. Phạm Quỳnh Anh)


No comments yet. Be the first.

Others:
Mới nhất